LÂM ĐỒNG chỉ đạo khởi công cao tốc Tân Phú- Bảo lộc, Bảo Lộc- Liên Khương trong năm 2023, Không đề dời qua năm 2024

Sau khi không thể khởi công hai dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương đúng dịp 2/9 như kế hoạch, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đông mới đây đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan bằng mọi cách phải khởi công 2 dự án cuối năm nay, không để dời qua năm 2024.

Dự kiến tháng 10 này sẽ hoàn thiện báo cáo cuối kì để trình cơ quan chuyên môn thẩm định phê duyệt.

Đối với đoạn Tân Phú – Bảo Lộc sẽ trình cho Hội đồng thẩm định của Trung ương và đoạn Bảo Lộc – Liên Khương sẽ trình Hội đồng thẩm định của tỉnh.

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc Liên Khương là 2 đoạn tuyến thành phần của tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.

Trong đó, dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc kết nối tỉnh Lâm Đồng với Đồng Nai, tổng chiều dài khoảng dài 66 km (trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng có chiều dài 55km). Dự án yêu cầu mức kinh phí 17.200 tỉ đồng.

Cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương tiếp nối cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, dài 73 km. có chiều dài khoảng 74 km, bề rộng nền đường 17m với 4 làn xe, dự kiến tổng mức đầu tư 19.521 tỉ đồng.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo bằng mọi cách phải khởi công cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương trong năm 2023

Khi hoàn thành hai tuyến cao tốc này sẽ kết nối thông suốt với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và Dầu Giây – Phan Thiết; Liên Khương – Đà Lạt, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa cũng như đi lại của người dân.

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là hạ tầng quan trọng kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, quốc lộ 20 đang là tuyến độc đạo kết nối hai khu vực này nên thường xuyên ùn tắc, kẹt xe nhất là vào các dịp lễ tết.

Đặc biệt, việc đầu tư cao tốc Dầu Giây – Liên Khương càng cấp bách hơn vừa qua tuyến quốc lộ 20 bị chia cắt sau nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh khu vực Tây Nguyên mới đây, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến cao tốc. Về nguồn vốn cần linh động huy động từ nguồn Trung ương, địa phương và các nhà đầu tư.

Đối với các tuyến đường liên kết vùng, Phó Thủ tướng gợi ý tỉnh khu vực Tây Nguyên có thể cùng góp vốn đầu tư theo hướng địa phương nào mạnh hơn về nguồn lực đóng góp nhiều hơn; hoặc tham khảo kinh nghiệm của các địa phương khác đã làm tốt việc xây dựng hạ tầng kết nối trong cả nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *